K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định cấu trúc ngữ pháp trong bài Ăng-co Vát.Ăng-co Vát     Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.     Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm...
Đọc tiếp

Xác định cấu trúc ngữ pháp trong bài Ăng-co Vát.

Ăng-co Vát

     Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

     Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

     Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI

0
10 tháng 2 2022

1. Ăng – co – vát / là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của

CN                                  VN

nhân dân Cam – pu – chia.

 

2. Khu đên chính / gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn.

CN                                  VN

Suốt cuộc dạo xem kì thú, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới chạm khắc và kiến trúc cổ đại

10 tháng 2 2022

1.CN:Ăng-co-vát;VN:là một công trình kiến trúc....Cam-pu-chia.

2.CN:Khu đền chính;VN:gồm 3 tầng với những ngọn táp lớn.

3.CN:du khách;VN:sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới chạm khắc và kiến trúc cổ đại

I. Phần đọc tiếng II. Phần đọc hiểu 1. Đọc thầm bài: Ăng-co Vát Ăng-co Vát      Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.      Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì...
Đọc tiếp

I. Phần đọc tiếng

II. Phần đọc hiểu

1. Đọc thầm bài: Ăng-co Vát

Ăng-co Vát

     Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

     Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

     Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI

2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:

Câu 1: Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?

A. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ XII.
B. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
C. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ X.
D. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ X.

Câu 2: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?

A. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, có hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng.
B. Khu đền chính gồm nhiều tầng.
C. Khu đền chính có hành lang dài.
D. Khu đền chính có nhiều phòng.

Câu 3: Khu đền chính được xây dựng như thế nào?

A. Khu đền chính được xây dựng rất nhanh.
B. Khu đền chính được xây dựng rất lâu.
C. Khu đền chính được xây dựng bằng nhiều máy móc.
D. Khu đền chính được xây dựng rất kỳ công.

Câu 4: Phong cảnh khu đền đẹp nhất vào lúc nào?

A. Bình Minh.
B. Buổi trưa.
C. Hoàng hôn.
D. Buổi tối.

Câu 5: Ăng-co Vát là địa điểm để:

A. Thám hiểm.
B. Tham quan, du lịch.
C. Nghỉ ngơi.
D. Mua sắm.

Câu 6: Nối từ ngữ ở cột a với lời giải nghĩa cột b cho đúng:

1. Kiến trúc   a. Nghệ thuật trạm trổ trên gỗ đá,...
2. Điêu khắc   b. Sâu kín, gợi vẻ uy nghiêm.
3. Kì thú   c. Nghệ thuật thiết kế, xây dựng thành lũy, nhà cửa,...
4. Thâm nghiêm   d. Kì lạ và thú vị

Câu 7: Trong câu: Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Bộ phận trạng ngữ là:

A. Lúc hoàng hôn.
B. Ăng-co Vát.
C. Thật huy hoàng.
D. Ăng-co Vát thật huy hoàng.

Câu 8: Câu: Ôi, Ăng-co Vát thật đẹp ! là kiểu câu nào:

A. Câu kể.
B. Câu khiến.
C. Câu cảm.
D. Câu hỏi.

Câu 9: Em hãy nêu 3 đồ dùng cần thiết khi đi du lịch?

Câu 10: Hãy viết thêm bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh câu sao cho phù hợp:

………………………………………………….., em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi học bài.

Câu 11: Chuyển câu kể sau thành câu khiến: Bạn Bình quyét sân trường.

Câu 12: Em hãy viết tên 3 địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta:

204
18 tháng 5 2021

ha noi

 

12 tháng 10 2023

- Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn:

+ Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Ở thời cổ - trung đại, văn minh Đông Nam Á đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: tín ngưỡng – tôn giáo; văn tự - văn học; kiến trúc – điêu khắc

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

* Quá trình hình thành,  phát triển của Vương quốc Cam-phu-chia

- Thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược. Năm 802, dưới sự lãnh đạo của vua Giay-a-vác-man II, người Khơ-me giành lại độc lập, thống nhất lãnh thổ; Kinh đô chuyển về phía Bắc Biển Hồ.

- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội

* Những thành tựu văn hóa:

- Tôn giáo:

+ Thế kỉ X – XV: Hindu giáo chủ đạo chi phối đời sống chính trị, tư tưởng, nghệ thuật của Campuchia.

+ Từ thể kỉ XV: Phật giáo thay thế, trở thành quốc giao.

- Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ me

- Văn học: văn học dân gian, truyện thơ rất phát triển, tiêu biểu là: sử thi Riêm-kê…

- Kiến trúc, điêu khắc: độc đáo, gắn với Phật giáo, Hin-đu giáo. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Ăng-co Vát, đền Ăng-co Thom…

Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi(1) Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII. (2) Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. (3) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. (4) Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. (5) Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm...
Đọc tiếp

Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi

(1) Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII. (2) Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. (3) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. (4) Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. (5) Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. (6) Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm, dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

(Theo Những kì quan thế giới)

a. Phần văn bản trên có bao nhiêu trạng ngữ? Đó là những trạng ngữ nào?

b. Chỉ ra 10 từ ghép Hán Việt có trong phần văn bản trên.

c. Phần văn bản trên có bao nhiêu câu ghép? Đó là những câu nào?

d. Phần văn bản trên có bao nhiêu cầu đơn? Đó là những câu nào?

1
5 tháng 5 2020

1. Từ đầu thế kỉ XII, Lúc hoàng hôn, mặt trời lặn, dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra các ngách.

2. công trình, kiến trúc, điêu khắc, tuyệt diệu, hoàng hôn, huy hoàng, cổ kính, rêu phong, uy nghi, thâm nghiêm

10 tháng 11 2021

B. cam -pu -chia

5 tháng 2 2023

1 ,Ăng-co Vát đc xây dựng ở cam pu chia và từ đầu thế kỉ XII

2,gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn , có hành lang dài gần 1500 m và 398 gian phòng

 

Câu 1: Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?    A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).  B. Kinh thành Huế (Việt Nam).    C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia).   D. Chùa Vàng (Mi-an-ma).Câu 2: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á    A. bước đầu hình thành.                    B. bước đầu phát triển.    C. phát triển rực rỡ.                           D. tiếp tục phát...
Đọc tiếp

Câu 1: Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

    A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). 

B. Kinh thành Huế (Việt Nam).

    C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia).  

D. Chùa Vàng (Mi-an-ma).

Câu 2: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á

    A. bước đầu hình thành.                    B. bước đầu phát triển.

    C. phát triển rực rỡ.                           D. tiếp tục phát triển.

Câu 3: Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn

    A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.   B. thế kỉ VII đến thế kỉ XV.

    C. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.           D. thế kỉ XIX đến nay.

Câu 4: Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm

    A. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.       B. tín ngưỡng phồn thực.

    C. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất.         D. Phật giáo, Nho giáo.

Câu 5: Thế kỉ XVI, tôn giáo mới du nhập từ phương Tây đến cho Đông Nam Á là

    A. Phật giáo.        B. Hin-đu giáo.     C. Hồi giáo.          D. Công giáo.

Câu 6: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII là tôn giáo có nguồn gốc từ

    A. bán đảo Ả Rập.         B. Ấn Độ.             C. Trung Quốc.     D. Địa Trung Hải.

Câu 7: Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á sử dụng

    A. chữ viết cổ của Ấn Độ.                 B. chữ Chăm cổ.

    C. chữ Khơ-me cổ.                                     C. chữ Nôm.

Câu 8: Thể loại văn học dân gian ra đời ở Đông Nam Á thời cổ trung đại là

    A. truyện ngắn.    B. kí sự.                C. tản văn.            D. thần thoại.

Câu 9: Sau khi chữ viết ra đời cư dân Đông Nam Á cổ trung đại đã tạo dựng nền văn học

    A. dân gian.                   B. viết.                  C. chữ Hán.          D. chữ Phạn.

Câu 10: Thời cổ trung đại, Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á là tôn giáo có nguồn gốc từ

    A. Trung Quốc.   B. phương Tây.     C. Ấn Độ.             D. Ả Rập.  

Câu 11: Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc

    A. Ấn Độ.            B. Trung Hoa.       C. phương Tây.     D. Nhật Bản.

0
Câu 1: Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). B. Kinh thành Huế (Việt Nam). C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Chùa Vàng (Mi-an-ma). Câu 2: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á A. bước đầu hình thành. B. bước đầu phát triển. C. phát triển rực rỡ. D. tiếp tục phát triển. Câu 3:...
Đọc tiếp

Câu 1: Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). B. Kinh thành Huế (Việt Nam). C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Chùa Vàng (Mi-an-ma). Câu 2: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á A. bước đầu hình thành. B. bước đầu phát triển. C. phát triển rực rỡ. D. tiếp tục phát triển. Câu 3: Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. B. thế kỉ VII đến thế kỉ XV. C. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. thế kỉ XIX đến nay. Câu 4: Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm A. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. B. tín ngưỡng phồn thực. C. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất. D. Phật giáo, Nho giáo. Câu 5: Thế kỉ XVI, tôn giáo mới du nhập từ phương Tây đến cho Đông Nam Á là A. Phật giáo. B. Hin-đu giáo. C. Hồi giáo. D. Công giáo. Câu 6: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII là tôn giáo có nguồn gốc từ A. bán đảo Ả Rập. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Địa Trung Hải. Câu 7: Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á sử dụng A. chữ viết cổ của Ấn Độ. B. chữ Chăm cổ. C. chữ Khơ-me cổ. C. chữ Nôm. Câu 8: Thể loại văn học dân gian ra đời ở Đông Nam Á thời cổ trung đại là A. truyện ngắn. B. kí sự. C. tản văn. D. thần thoại. Câu 9: Sau khi chữ viết ra đời cư dân Đông Nam Á cổ trung đại đã tạo dựng nền văn học A. dân gian. B. viết. C. chữ Hán. D. chữ Phạn. Câu 10: Thời cổ trung đại, Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á là tôn giáo có nguồn gốc từ A. Trung Quốc. B. phương Tây. C. Ấn Độ. D. Ả Rập. Câu 11: Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc A. Ấn Độ. B. Trung Hoa. C. phương Tây. D. Nhật Bản.

0